1
Bạn cần hỗ trợ?

Thực tập sinh

TIN MỚI NHẤT

Quy định, quyền lợi và nghĩa vụ của thực tập sinh Nhật Bản

07:22 28/03/2019

Xuất khẩu lao động Nhật Bản trong những năm gần đây đã thu hút lượng lớn người lao động Việt Nam. Bởi lẽ thị trường này mang lại thu nhập cao, công việc ổn định và nhiều chế độ đãi ngộ tốt. Tuy nhiên, các quy định, quyền lợi và thu nhập tại thị trường này thì không phải ai cũng nắm rõ.

Quyền lợi của thực tập sinh Nhật Bản

Khi sang Nhật làm việc tại các công ty hay xác xí nghiệp tại Nhật Bản. Thực tập sinh sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm như sau:

Lớp học của thực tập sinh Nhật Bản tại Hanoilink

Bảo hiểm y tế quốc dân

Chế độ bảo hiểm xã hội theo luật Bảo hiểm y tế quốc dân, sẽ hỗ trợ chi trả chi phí điều trị y tế trong các trường hợp bị bệnh hay bị thương. Trường hợp điều trị tại bệnh viện thì thực tập sinh chỉ cần chi trả 30% chi phí điều trị.

Bảo hiểm y tế phúc lợi

Đây là chế độ bảo hiểm hỗ trợ chi trả chi phí điều trị trong trường hợp thực tập sinh làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân bị bệnh hay bị thương ngoài giờ làm việc. Thông thường TTS sẽ phải chi trả 30% chi phí điều trị. Tiền bảo hiểm y tế phúc lợi sẽ do doanh nghiệp tiếp nhận và thực tập sinh cùng tri trả, mỗi bên một nửa (sẽ trừ vào lương hàng tháng của TTS).

Bảo hiểm hưu trí quốc dân

Bảo hiểm hưu trí quốc dân là loại bảo hiểm bắt buộc cho mọi công dân- bao gồm cả người nước ngoài có địa chỉ cư trú tại Nhật Bản. Mục đích là để trợ cấp cho người già, người tàn tật và gia quyến của người đã mất.

Bảo hiểm lao động

Bảo hiểm lao động bao gồm 2 loại bảo hiểm là Bảo hiểm tai nạn lao động và Bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm tai nạn lao động: Đây là bảo hiểm sẽ bồi thường cho thực tập sinh trong trường hợp bị thương hay tử vong khi đang làm việc hay trên đường đi làm. Chi phí của bảo hiểm này sẽ do công ty tiếp nhận lao động chi trả.

Bảo hiểm thất nghiệp: Thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản sẽ được chi trả tiền bảo hiểm này khi bị mất việc hay gặp khó khăn trong việc tiếp tục được tuyển dụng do công ty tiếp nhận bị phá sản hay cắt giảm nhân lực. Phí bảo hiểm này sẽ do thực tập sinh và công ty tiếp nhận cùng chi trả theo tỷ lệ nhất định.

Quy định đối với thực tập sinh Nhật Bản

  • Không được làm việc ngoài tư cách lưu trú

Khi tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản, TTS sẽ không được làm thêm công việc nào khác ngoài công việc tại công ty tiếp nhận. Nếu vi phạm quy định này thì thực tập sinh sẽ bị cưỡng chế về nước.

  • Không được chuyển sang công ty khác

Khi nghe người khác dụ dỗ ở công ty A có công việc nhẹ nhàng, lương cao…thì các thực tập sinh thường sẽ bị dao động. Tuy nhiên, việc tự ý chuyển việc là không thể. Trừ trường hợp, công ty tiếp nhận hiện không trả lương đủ, hay bị phá sản, xâm phạm quyền lợi của thực tập sinh…Trong trường hợp này, nghiệp đoàn tiếp nhận sẽ có trách nhiệm tìm công ty tiếp nhận mới phù hợp cho thực tập sinh.

  • Tự quản lý hộ chiếu, thẻ ngoại kiều, sổ ngân hàng, con dấu cá nhân…
  • Tuân thủ các quy định trong khu vực nơi ở, nơi làm việc, các quy tắc giao thông, quy định về vứt rác…
  • Đóng thuế theo quy định của Nhật Bản

Thu nhập của thực tập sinh tại Nhật Bản

Có 3 định nghĩa về lương mà người lao động cần tìm hiểu đó là lương cơ bản, lương thực lĩnh và lương làm thêm giờ.

Thu nhập của thực tập sinh Nhật Bản

Lương cơ bản:

Lương cơ bản được tính theo số giờ làm việc cơ bản trong tháng nhân với lương theo giờ trong hợp đồng ký kết giữa thực tập sinh và công ty tiếp nhận. Với thị trường Nhật Bản, lương cơ bản dao động từ 12 man->16 man, tùy vào từng xí nghiệp và vùng làm việc.

Lương thực lĩnh:

Lương thực lĩnh là mức lương cơ bản sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm, nenkin, phí nội trú.

Lương thực lĩnh = Lương cơ bản – thuế, bảo hiểm, nenkin – Phí nội trú

Thuế: Thường là khoảng 5,000-7,000 yên

Bảo hiểm, nenkin: khoảng từ 10,000 yên- 15,000 yên

Phí nội trú: tùy vào từng vùng mà tiền nhà sẽ có chi phí cao hay thấp, dao động từ 15,000-25,000 yên/tháng

===>Lương thực lĩnh tại thị trường Nhật Bản dao động từ 9 man – 12 man

Lương làm thêm giờ:

Thời gian nhận lương cơ bản tại Nhật là 8 giờ/ngày và 5 ngày/tuần (tùy đặc thù của từng ngành nghề mà thời gian đó sẽ cố định hay không). Ngoài thời gian này thì sẽ được tính là thời gian làm thêm giờ. Tùy vào thời gian làm việc vào ngày nghỉ hay vào ban đêm, việc chi trả tiền làm thêm giờ được tính theo các mức sau

  • Ca đêm (từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng): Tiền lương được nhân với hệ số 1,25
  • Làm ngoài giờ quy định: Tiền lương được nhân với hệ số 1,25 trở lên
  • Vào ngày nghỉ: Tiền làm thêm được nhân với hệ số từ 1,35 trở lên
  • Làm ngoài giờ vào buổi đêm: Tiền làm thêm giờ được nhân với hệ số 1,5 trở lên
  • Làm thêm vào buổi đêm của ngày nghỉ: Tiền làm thêm giờ được nhân với hệ số 1,6 trở lên.

Khoản tiền làm thêm sẽ biến động tùy vào tình hình kinh doanh của các công ty, xí nghiệp tiếp nhận. Bạn nào vào công ty có tình hình kinh doanh tốt thì số tiền làm thêm giờ có thể lên tới 3-4 vạn yên/tháng. Ngược lại, có những bạn có thể không được chút tiền làm thêm nào. Khi ký hợp đồng lao động thì khoản này cũng không được đề cập tới. Tuy nhiên, thực tập sinh có thể hỏi thăm tình hình làm thêm của các TTS đã đi những năm trước.

=== >Thực tập sinh sẽ tiết kiệm được bao nhiêu?

Từ khoản lương thực lĩnh như đã trình bày ở trên thì người lao động còn phải chi trả các khoản phí khác như tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền sinh hoạt phí như ăn uống, đi lại…theo hóa đơn thực tế phát sinh hàng tháng. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào mức sinh hoạt của từng vùng và của cả người lao động. Chi phí này có thể rơi vào khoảng 20,000->25,000 yên/tháng.

Trừ đi các khoản tiền này sẽ là khoản tiền tiết kiệm của thực tập sinh. Nếu có làm thêm nhiều thì khoản tiền tiết kiệm của người lao động sẽ lớn hơn rất nhiều. Thông thường với 3 năm làm việc tại Nhật Bản, số tiền tiết kiệm của thực tập sinh rơi vào khoảng 500 – 700 triệu đồng.

Ngoài ra, sau khi hoàn thành 3 năm làm việc tại Nhật Bản thì người lao động có cơ hội gia hạn hợp đồng thêm 2 năm nữa mà không mất thêm chi phí. Trường hợp các bạn TTS hoàn thành 3 năm và về nước thì sẽ làm thủ tục lấy lại tiền nenkin đã đóng 3 năm tại Nhật. Số tiền này rơi vào khoảng 60-80 triệu đồng tùy vào thu nhập của bạn.

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ LIÊN KẾT HÀ NỘI

TRUNG TÂM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG HANOILINK 

  • Địa chỉ: Trung tâm GDNN – GDTX Thanh Trì, Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội
  • Hotline: 0971.858.022 – 0973.500.652
  • Điện thoại: (024)3 268 6969
  • Email: duhochnl1@gmail.com
Facebook Comments Box
0971858022