1
Bạn cần hỗ trợ?

Thực tập sinh

TIN MỚI NHẤT

Cách tính tiền bảo hiểm khi sống và làm việc ở Nhật

04:50 26/06/2019

Tiền bảo hiểm là 1 trong những khoản chi phí trừ không hề nhỏ trong bảng lương của thực tập sinh, du học sinh tại Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều bạn không biết tính tiền bảo hiểm tại Nhật hay không đóng bảo hiểm tại Nhật có được không? Tìm câu trả lời nhé

1. Bảo hiểm ở Nhật là gì?

Bảo hiểm ở Nhật có ý nghĩa không khác so với bảo hiểm tại Việt Nam, được thiết lập để đảm bảo điều kiện cho cuộc sống của người dân tại Nhật. Trong đó thực tập sinh, du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản cần lưu ý các loại bảo hiểm sau:

  • Bảo hiểm y tế quốc dân
  • Bảo hiểm xã hội( 社会保険 )
  • Bảo hiểm hưu trí quốc dân
  • Bảo hiểm hưu trí phúc lợi

2. Cách tính tiền bảo hiểm thế nào?

Tiền bảo hiểm ở Nhật được tính dựa trên mức thu nhập của người lao động tại Nhật Bản.

Theo đó tiền bảo hiểm quốc dân (国民健康保険) được tính theo tổng thu nhập của bạn (hoặc cả gia đình nếu cả nhà đều tham gia bảo hiểm này) và có dự chênh lệch phụ thuộc vào độ tuổi hoặc đôi chút tuỳ vào địa phương nơi bạn sống. Mức thu được tính từ 0-39 tuổi cùng 1 mức, 40 -64 tuổi lại 1 mức và trên 65 tuổi một mức khác.

Đối với khoản thu nhập để tính bảo hiểm sẽ được tính bằng tổng lương trước thuế của cả năm (給与年収) + các khoản thu nhập khác (nếu có) + tiền lương hưu (nenkin) nhận về ( đối với người trên 65t) + thuế tài sản cố định của cả gia đình.

Cách tính bảo hiểm tại Nhật: 

Để có thể tính bảo hiểm tại Nhật bạn sẽ sử dụng website: http://www.kokuho-keisan.com/

Bước 1: Chọn địa phương nơi bạn đang sinh sống

Bước 2: Nhập các thông tin cần thiết vào bản

Lưu ý: chọn đúng độ tuổi, nhập đúng mức lương trước thuế tính theo năm của bạn (hoặc của từng thành viên trong gia đình).

Bạn có thể bỏ qua không điền các ô : 年金収入(tiền lương hưu tính theo , その他収入 ( thu nhập khác), 固定資産税 (thuế tài sản cố định)

Chú ý:

  • Nhà có 2 vợ chồng đều đóng bảo hiểm quốc dân thì phải nhập cả 2. Nếu nhà có con nhỏ cũng theo bảo hiểm quốc dân nhập thêm thông tin vào dòng của người thứ 3, thứ 4
  • Nếu nhà có vợ hoặc chồng tham gia  bảo hiểm xã hội của công ty, chỉ có người còn lại phải đóng bảo hiểm quốc dân thì chỉ nhập thông tin 1 người

Bước 3: bấm nút 計算 –> kết quả hiện ra là tiền bảo hiểm của cả gia đình bạn.

3. Không đóng bảo hiểm ở Nhật có sao không?

Việc tham gia bảo hiểm tại Nhật Bản là điều bắt buộc đối với tất cả mọi người đang sống ở Nhật và được quy định trong luật pháp của Nhật, không một cá nhân nào đang làm việc và sinh sống tại Nhật Bản không tham gia bất kì loại bảo hiểm nào. Vì vậy không có chuyện bạn không thích đóng thì thôi không đóng, lúc có bệnh tật gì thì mình tự chịu thôi.

Việc nợ đóng bảo hiểm không không ảnh hưởng đến visa như nợ thuế, nhưng địa phương bạn đang sinh sống hoàn toàn có quyền gửi giấy nhắc nhở- cảnh cáo và phong toả tài sản rồi tự trừ vào tài khoản ngân hàng trong trường hợp bạn nợ quá lâu. Trường hợp xấu nhất nếu họ không trừ được vào tiền trong tài khoản của bạn thì họ sẽ đến nhà và tịch thu tài sản có giá trị như xe đạp, tivi,…

Đặc biệt, tại Nhật Bản phí khám chữa bệnh tất đắt đỏ, khiến cho bạn có thể phá sản bất cứ lúc nào. Vì vậy thực tập sinh, du học sinh không được chủ quan không đóng. Thực tế đã có trường hợp có bạn sinh viên Việt bị tai nạn ở Nhật nhưng không thể chi trả nổi viện phí vì không chịu đóng bảo hiểm suốt từ khi mới sang.

4. Có thể chia nhỏ hoặc giảm bảo hiểm tại Nhật được không?

Tiền bảo hiểm được tính theo mức thu nhập do đó việc miễn giảm là hoàn toàn không được. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể xin địa phương bạn cư trú chia nhỏ hoặc cho phép bạn chia theo đợt để đóng

Chia được thành mấy đợt và mỗi tháng đóng bao nhiều hoàn toàn vào việc bạn trao đổi với như thế nào và tình trạng thu nhập của bạn hiện ra sao. Người lao động nên chủ động lên trao đổi với khi nhận được giấy báo

5. Một vài chú ý về bảo hiểm quốc dân ở Nhật các bạn nên biết

  • Mức đóng bảo hiểm phụ thuộc vào thu nhập cá nhân, người dân cần đến tòa thị chính để đăng ký lại thu nhập cá nhân nếu thấy phí đóng bảo hiểm cao hoặc thấp hơn bình thường.
  • Khi đóng bảo hiểm không phải tất cả các dịch vụ y tế sẽ được hỗ trợ mà vẫn có dịch vụ bạn phải tự trả tiền, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng các dịch vụ y tế.
  • Nếu bạn có thay đổi về thông tin cá nhân (chuyển nơi ở, visa, thu nhập … ) bạn nên tới tòa thị chính để cập nhật thông tin bảo hiểm.
  • Đối với du học sinh và thực tập sinh, các bạn sẽ được nhận lại tiền trợ cấp bảo hiểm khi về nước,  với số tiền = 80% số tiền bảo hiểm bạn đã đóng.
Facebook Comments Box
0971858022