1
Bạn cần hỗ trợ?

Đào tạo định hướng

TIN MỚI NHẤT

Đào tạo 5S

09:00 27/12/2019

Môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái, năng suất lao động sẽ cao và thuận lợi để áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn. Đó chính là những ưu điểm nổi bật của mô hình 5S của người Nhật Bản được cả thế giới biết đến và áp dụng. Du học Nhật Bản hay xuất khẩu lao động Nhật Bản, học viên cần được đào tạo và hiểu rõ về 5s.

1. Vậy 5s là gì?

 5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật “SEIRI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và “SHITSUKE”, tạm dịch sang tiếng Việt là “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, “SĂN SÓC”, “SẴN SÀNG”. Các nguyên tắc chung của thực hành 5S được hiểu cụ thể như sau:

SEIRI (Sàng lọc)

 Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc, không hoặc chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực sẽ phải được tách biệt ra khỏi những thứ cần thiết sau đó loại bỏ. Chỉ có đồ vật cần thiết mới để tại nơi làm việc. S1 thường được tiến hành theo tần suất định kỳ.

SEITON (Sắp xếp)

 Sau khi sàng lọc và phân loại sẽ đến giai đoạn mọi thứ cần được xếp đặt vào đúng chỗ của nó. Dựa trên nguyên tắc tần suất sửdụng, tổ chức sẽ đưa ra phương án về vị trí sắp xếp hợp lý nhất:

  • Những vật dụng thường xuyên sử dụng sẽ được sắp xếp gần với vị trí làm việc.
  • Những thứ ít sử dụng được sắp xếp xa vị trí làm việc.

 Một ý tưởng hay để làm mới các khu vực là việc dùng màu sắc để phân biệt chúng với nhau. Như khu vực ăn uống, khu vực nghỉ ngơi, nơi làm việc, lối đi lại có thể được sơn những màu sắc khác nhau để mọi thứ ở đúng khu vực của nó. S2 là hoạt động cần được tuân thủ triệt để.

SEISO (Sạch sẽ)

 Đừng đợi đến lúc dơ, bẩn mới vệ sinh. Hãy quét dọn, vệ sinh nơi làm việc kể cả máy móc thiết bị, dụng cụ, đồ đạc… một cách thường xuyên, làm cho những thứ trên đây không còn cơ hội để dơ bẩn.

S3 là hoạt động cần được tiến hành định kỳ
  • Dành 3 phút mỗi ngày để làm SEISO (Sạch sẽ).
  • Tất cả các nhân viên có trách nhiệm với môi trường xung quanh nơi làm việc.
  • Những người làm vệ sinh chuyên nghiệp chỉ chịu trách nhiệm ở những nơi công cộng.
  • Để có một môi trường sạch sẽ và an toàn, tốt nhất là bạn hãy tạo ra môi trường đó. Đồng thời, S3 cũng là hoạt động cần được tiến hành định kỳ.

SEIKETSU (Săn sóc)

  Săn sóc được hiểu là việc duy trì định kỳ và chuẩn hóa 3S đầu tiên (Seiri, Seiton và Seiso) một cách có hệ thống.

  • Thiết kế nhãn mác rõ ràng và tiêu chuẩn cho các vị trí được quy định.
  • Hình thành các chỉ số cũng như cách nhận biết về các tiêu chuẩn.

 S4 là duy trì tiêu chuẩn về sự sạch sẽ, ngăn nắp, là quá trình trong đó ý thức tuân thủ của nhân viên trong một tổ chức cần được rèn luyện và phát triển.

SHITSUKE (Sẵn sàng)

  Để làm được chữ S thứ 5 này, tổ chức cần hình thành và củng cố các thói quen thông qua hoạt động đào tạo và các quy định về khen thưởng, kỷ luật.

 Không có cách nào thúc ép thực hiện 5S hơn là thường xuyên thực hành nó cho tới khi mà mọi người đều yêu 5S. Cần tạo ra một bầu không khí lành mạnh để mọi người thấy không thể thiếu 5S.

Muốn vậy cần phải chú ý:

  • Mỗi người cần coi nơi làm việc như là ngôi nhà thứ hai.
  • Nhận thức được công ty như là tạo ra thu nhập cho mình và cho gia đình mình.
  • Mong muốn và thường xuyên làm cho ngôi nhà ở sạch sẽ, vệ sinh, ngăn nắp và nơi làm việc cũng cần sạch sẽ, thoải mái, dễ chịu như ở nhà.

Chú ý: Để nâng cao SHITSUKE (Sẵn sàng) của nhân viên trong tổ chức/doanh nghiệp thì vai trò của người phụ trách cực kỳ quan trọng. Người phụ trách phải là tấm gương về 5S để mọi người noi theo.

 Khi thực hiện 5s thành công, 5s sẽ đưa lại sự thay đổi kỳ diệu. Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hoà đồng của mọi người, qua đó người làm việc sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn với công việc.

2. Vì sao phải đào tạo 5s cho học viên?

 Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật Bản, ở mọi nơi, trong mọi công việc, người Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự giác của người thực hiện các công việc đó. Người Nhật luôn tìm cách sao cho người làm việc thực sự gắn bó với công việc của mình.

Hanoilink luôn chú trọng đào tạo 5s cho học viên

  Ví dụ, trong phân xưởng, người quản lý sẽ cố gắng khơi dậy ý thức trong người công nhân đây là “công việc của tôi”, “chỗ làm việc của tôi”, “máy móc của tôi”. Từ đó người lao động sẽ dễ dàng chấp nhận chăm sóc “chiếc máy của mình”, “chỗ làm việc của mình” và cố gắng để hoàn thành “công việc của mình” một cách tốt nhất.

 Với quy trình làm việc chuẩn 5s sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với các học viên du học sinh, thực tập sinh đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Bởi khi các học viên biết được một quy tắc làm việc theo phong cách của người Nhật là biết được một kinh nghiệm tốt, và nó sẽ giúp ích cho học viên khi học tập, đặc biệt là làm việc tại Nhật Bản trong tương lai.

3. Hanoilink đào tạo 5s như thế nào?

 Công ty Cổ phần dịch vụ liên kết Hà Nội – Trung tâm tư vấn du học Hanoilink, Trung tâm đào tạo Nhật ngữ Hanoilink được biết đến là một trong những đơn vị hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo ngôn ngữ, định hướng chuyên môn, tư vấn du học tại Nhật Bản.

 Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực, Hanoilink đã mang đến không chỉ kiến thức về chuyên môn, văn hóa – con người Nhật Bản mà còn mang lại cho các bạn trẻ Việt Nam một tương lai rộng mở, cơ hội phát triển nghề nghiệp bền vững nhất.

 Tất cả học viên theo học tại Hanoilink đều được giáo dục định hướng cụ thể ngay trong tuần đầu nhập học. Đội ngũ giáo viên tại trung tâm sẽ giảng dạy giúp học viên hiểu khái niệm 5s là gì, hiểu rõ về 5s và hình thành phong cách học tập, làm việc theo đúng quy chuẩn của 5s.

Xem thêm:

Facebook Comments Box
0971858022