- Giới thiệu chung về đào tạo
-
Đào tạo tiếng Nhật
- Giới thiệu trung tâm đào tạo tiếng Nhật HANOILINK
- Phương pháp tự học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu
- 6 Bước tự học tiếng Nhật tại nhà
- Biết tất tần tật về số đếm trong tiếng Nhật qua bài này!
- 10 cách nói cảm ơn trong tiếng Nhật - Hanoilink
- Top 5 phần mềm học tiếng nhật cực đỉnh trên điện thoại
- Những câu hỏi phỏng vấn xin việc làm thêm tại nhật
- Cách học tiếng Nhật hiệu quả trước khi đi du học Nhật Bản
- Cách nói “lời xin lỗi” trong tiếng Nhật
- Cách chào tạm biệt trong tiếng Nhật Bản
- Phương pháp luyện nghe tiếng Nhật cho người mới bắt đầu
- Giao tiếp tại nơi làm thêm ở Nhật cho du học sinh
- Học bảng chữ cái tiếng Nhật như thế nào cho hiệu quả?
- Những mẫu câu giao tiếp khi đi mua sắm tại Nhật
- Những điểm cần lưu ý khi phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật
-
Đào tạo định hướng
- Giáo dục định hướng là gì?
- Định hướng giao tiếp, sinh hoạt khi sang Nhật
- Đào tạo 5S
- Đào tạo Ho-ren-so
- Đào tạo Rajio Taiso
- Bản sắc văn hóa Nhật Bản
- Các điều luật tại Việt Nam và nước tiếp nhận du học sinh, thực tập sinh
- Kỷ luật an toàn lao động và vệ sinh lao động
- Sử dụng phương tiện giao thông và mua bán tại Nhật
- Những vấn đề cần chủ động phòng ngừa
-
Video đào tạo
- Giờ luyện tập hội thoại trong Thư viện của học viên HanoiLink
- Học viên thực hành tình huống đến phòng khám tại Nhật Bản
- Học viên tại HanoiLink tự tổ chức giờ học tiếng Nhật
- Học viên Hanoilink thực hành phỏng vấn
- Học viên HanoiLink thực hành nói tiếng Nhật
- Thực hành giao tiếp của học viên Hanoilink (Tuần 30)
- Thực hành hội thoại của học viên Hanoilink (Tuần 34)
- Học viên Hanoilink thực hiện hội thoại ngắn theo chủ đề
- Thực hành hội thoại của học viên Hanoilink - đơn hàng lao động
- Thực hành hội thoại tuần 28 của học viên Hanoilink
- Thực hành hội thoại tuần 30 của học viên Hanoilink
- Thực hành hội thoại tuần 32 của học viên Hanoilink
- Học viên rèn luyện thể lực
- Giờ thực hành tiếng Nhật của học viên HanoiLink tại khuôn viên trường
- Thực hành hội thoại giữa học viên (tuần thứ 6)
Vì sao có tới ba loại chữ viết trong tiếng Nhật?
02:47 06/09/2017
Nếu đã tìm hiểu hay từng học tiếng Nhật, các bạn đều biết Kanji, Hiragana và Katakana là 3 loại chữ viết trong tiếng Nhật. Vậy tại sao lại cần tới sự phức tạp tới vậy trong việc thể hiện chữ viết của người Nhật? Đặc điểm văn hóa Nhật Bản nào ẩn chứa trong những chữ viết này?
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu lý do vì sao tiếng Nhật lại có đến 3 loại chữ viết nhé.
Chữ kanji trong tiếng Nhật
Giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực, Nhật Bản cũng chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và một trong những biểu hiện rõ nét nhất chính là chữ viết. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của hệ thống chữ Kanji.Trong tiếng Nhật, các danh từ và gốc của các tính từ và động từ thường viết bằng chữ Hán gọi là chữ Kanji. Các trạng từ cũng đôi khi được viết bằng loại chữ này. Điều này đồng nghĩa với việc để học được chữ Kanji trong tiếng Nhật bạn phải học các chữ tiếng Hán. Làm được điều đó, việc học tiếng Nhật đặc biệt với chữ Kanji sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Mặc dù vậy, trong khi sử dụng người Nhật dần phát hiện ra những hạn chế của chữ Kanji. Khó khăn gặp phải là do tiếng Nhật là ngôn ngữ “chắp vá” vì vậy phải ghép vài âm tiết mới thành một từ trong. Thêm vào đó, ngữ pháp tiếng Nhật có những quy định khác nhau về cách chia thì của động từ, do đó chữ Kanji chưa thể hiện hết được những điều này.
Tuy nhiên chữ Kanji vẫn có những ưu điểm của riêng mình đó là: so với chữ Hiragana, chữ Kanji sẽ giúp việc đọc của bạn trở nên dễ dàng và dễ hiểu hơn rất nhiều vì khi dùng Hiragana bạn khó mà biết được từ này bắt đầu và kết thúc ở đâu. Thêm vào đó, chữ Kanji cũng không tới mức quá khó học như bạn vẫn nghĩ.
Chữ Hiragana trong tiếng Nhật
Hiragana còn được gọi là kiểu chữ mềm của tiếng Nhật là kiểu chữ âm tiết truyền thống của tiếng Nhật, một thành phần của hệ thống chữ viết Nhật Bản.
Hiragana là chữ viết ra đời sau Kanji nhằm khắc phục những khó khăn mà hệ thống chữ Kanji gặp phải trong việc thể hiện ngôn ngữ tiếng Nhật bằng chữ viết. Do đó nên có thể hiểu nhiệm vụ chính của chữ Hiragana là thực hiện chức năng ngữ pháp trong tiếng Nhật. Điều này giúp cho việc thể hiện của chữ viết tiếng Nhật trở nên đơn giản, dễ hiểu mà vẫn thực hiện đầy đủ chức năng ngôn ngữ của mình.
Tên gọi Hiragana được hình thành từ tiếng “hira” là “bình” và “gana” là “mượn tạm”. Từ đó có thể hiểu rằng, Hiragana là hệ thống chữ mượn tạm và hình thành bằng cách đơn giản hóa chữ ban đầu.
Chữ katakana trong tiếng Nhật
Khi sự giao lưu văn hóa phương Tây tới Nhật Bản ngày một nhiều và sâu sắc, việc phiên âm lại tiếng nước ngoài từ chữ viết Latinh sang tiếng Nhật bắt đầu gặp những khó khăn. Do có nhiều từ, người Nhật không tìm được chữ Kanji nào tương ứng để thể hiện do đó chữ Katakana ra đời nhằm giúp việc đọc phiên âm tiếng nước ngoài trở nên dễ dàng hơn.
Chính vì vậy mà trong 3 hệ thống chữ viết tiếng Nhật, Katakana được dùng chủ yếu cho việc ghi phiên âm các từ mượn từ tiếng nước ngoài. Nó cũng có thể được sử dụng để nhấn mạnh 1 từ nào đó giống như khi ta dùng chức năng chữ in nghiêng.
Như vậy, với việc tìm hiểu sự ra đời của các hệ thống chữ viết tiếng Nhật chúng ta đã hiểu vì sao có tới 3 loại chữ viết trong tiếng Nhật. Vai trò của chúng trong tiếng Nhật là hoàn toàn khác nhau do đó khi học tiếng Nhật bạn chẳng thể bỏ qua bất cứ loại chữ nào trong số này cả. Bên cạnh đó với sự ra đời và phát triển của các loại chữ viết tiếng Nhật chúng ta phần nào hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản, để thấy rằng người Nhật luôn sẵn sàng tiếp thu cái mới nhưng luôn đề cao cái riêng của mình trong đó.