- Giới thiệu chung về đào tạo
-
Đào tạo tiếng Nhật
- Giới thiệu trung tâm đào tạo tiếng Nhật HANOILINK
- Phương pháp tự học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu
- 6 Bước tự học tiếng Nhật tại nhà
- Biết tất tần tật về số đếm trong tiếng Nhật qua bài này!
- 10 cách nói cảm ơn trong tiếng Nhật - Hanoilink
- Top 5 phần mềm học tiếng nhật cực đỉnh trên điện thoại
- Những câu hỏi phỏng vấn xin việc làm thêm tại nhật
- Cách học tiếng Nhật hiệu quả trước khi đi du học Nhật Bản
- Cách nói “lời xin lỗi” trong tiếng Nhật
- Cách chào tạm biệt trong tiếng Nhật Bản
- Phương pháp luyện nghe tiếng Nhật cho người mới bắt đầu
- Giao tiếp tại nơi làm thêm ở Nhật cho du học sinh
- Học bảng chữ cái tiếng Nhật như thế nào cho hiệu quả?
- Những mẫu câu giao tiếp khi đi mua sắm tại Nhật
- Những điểm cần lưu ý khi phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật
-
Đào tạo định hướng
- Giáo dục định hướng là gì?
- Định hướng giao tiếp, sinh hoạt khi sang Nhật
- Đào tạo 5S
- Đào tạo Ho-ren-so
- Đào tạo Rajio Taiso
- Bản sắc văn hóa Nhật Bản
- Các điều luật tại Việt Nam và nước tiếp nhận du học sinh, thực tập sinh
- Kỷ luật an toàn lao động và vệ sinh lao động
- Sử dụng phương tiện giao thông và mua bán tại Nhật
- Những vấn đề cần chủ động phòng ngừa
-
Video đào tạo
- Giờ luyện tập hội thoại trong Thư viện của học viên HanoiLink
- Học viên thực hành tình huống đến phòng khám tại Nhật Bản
- Học viên tại HanoiLink tự tổ chức giờ học tiếng Nhật
- Học viên Hanoilink thực hành phỏng vấn
- Học viên HanoiLink thực hành nói tiếng Nhật
- Thực hành giao tiếp của học viên Hanoilink (Tuần 30)
- Thực hành hội thoại của học viên Hanoilink (Tuần 34)
- Học viên Hanoilink thực hiện hội thoại ngắn theo chủ đề
- Thực hành hội thoại của học viên Hanoilink - đơn hàng lao động
- Thực hành hội thoại tuần 28 của học viên Hanoilink
- Thực hành hội thoại tuần 30 của học viên Hanoilink
- Thực hành hội thoại tuần 32 của học viên Hanoilink
- Học viên rèn luyện thể lực
- Giờ thực hành tiếng Nhật của học viên HanoiLink tại khuôn viên trường
- Thực hành hội thoại giữa học viên (tuần thứ 6)
Kỷ luật an toàn lao động và vệ sinh lao động
08:18 27/12/2019
Khi làm việc tại Nhật Bản, thực tập sinh có nghĩa vụ phải tuân thủ nghiêm chỉnh luật lao động ở Nhật, đồng thời chính phủ Nhật Bản cũng có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi cho người nước ngoài làm việc tại đây. Dưới đây là những điều người lao động cần lưu ý trước khi sang Nhật Bản làm việc.
1. Luật lao động của Nhật Bản đối với lao động nước ngoài
Theo AFP, ngày 8/12/2018, Quốc hội Nhật Bản đã chính thức thông qua luật mới về việc tiếp nhận người lao động nước ngoài. Sau đây là các điều khoản mà lao động nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo quy định. Hợp đồng lao động phải rõ ràng về điều kiện làm việc, như: mức lương, thời gian.
Trong hợp đồng Lao Động, nhà tuyển dụng phải ghi rõ mức lương, thời gian làm việc, các điều kiện làm việc, cùng những vấn đề cụ thể khác. Nhà tuyển dụng cần phải ghi rõ ra bằng văn bản rõ ràng những điều kiện này cho người được tuyển dụng biết (tại chú thích tuyển dụng), (theo điều luật 15 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Nghiêm cấm có sự phân biệt chủng tộc
Điều luật này nghiêm cấm các nhà tuyển dụng có sự phân biệt đối xử với những công nhân về vấn đề lương, thời gian làm việc, các điều kiện làm việc do quốc tịch, tôn giáo hay địa vị xã hội của họ (điều 3 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Nghiêm cấm ép buộc, bóc lột sức lao động
Nhà tuyển dụng không được quyền ép buộc người Lao Động bằng những hành động vi phạm hoặc gợi ý trái với ý muốn của người Lao Động. Trừ phi có sự cho phép của Luật Pháp, nhà tuyển dụng không được phép kiếm lợi nhuận từ việc phỏng vấn của người này như là sự kinh doanh cho sự tuyển dụng của người kia (điều 5 và điều 6 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Giới hạn tối đa việc sa thải người lao động khi mà họ đang đau ốm hay bị thương do tai nạn trong khi đang làm việc.
Theo nguyên tắc, luật nghiêm cấm việc sa thải người Lao Động trong khi đang bị thương hay đang bị ốm do công việc và người Lao Động đó có quyền vắng mặt để được chữa trị y tế và cộng thêm 30 ngày sau khi được chữa trị (điều 19 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Nghiêm cấm ghi trong hợp đồng lao động, miêu tả chi tiết sự đền bù do việc vi phạm hay không thực hiện hợp đồng.
Việc miêu tả sự đền bù do việc vi phạm hay không thực hiện hợp đồng này như là việc một người Lao Động từ chức trước khi hoàn thành hợp đồng… (điều 16 của Luật Lao Động cơ bản).
Việc sa thải phải được báo trước ít nhất 30 ngày làm việc
Trên nguyên tắc, trong trường hợp nhà tuyển dụng muốn sa thải người Lao Động đang làm việc cho họ, nhà tuyển dụng phải thông báo ít nhất trước 30 ngày tính cho đến ngày bị sa thải cho người Lao Động đó biết. Trong trường hợp thông báo sa thải không đủ 30 ngày, nhà tuyển dụng phải trả lương những ngày còn lại cho người Lao Động, số lương tối thiểu phải bằng số lương theo quy định của Luật. Việc trả lương này sẽ không áp dụng trong trường hợp nhà tuyển dụng không có khả năng tiếp tục công việc kinh doanh vì những lý do bất khả kháng như thiên tai… Hay trong các trường hợp mà lỗi thuộc về người Lao Động và nhà tuyển dụng có quyền sa thải họ.
Trong trường hợp này, nhà tuyển dụng cần phải xin được sự cho phép sa thải bằng bản thông báo sa thải của người đứng đầu Văn phòng giám sát Luật Lao Động tiêu chuẩn (điều 20 và điều 21 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Mức lương tối thiểu theo vùng miền của luật lao động Nhật Bản
Nhà tuyển dụng không được phép trả lương cho người Lao Động ít hơn mức lương tối thiểu (được quy định tại điều 5 của Luật về mức lương tối thiểu), mức lương tối thiểu này được tính toán dựa trên khu vực và ngành nghề.
Hình thức thanh toán lương
Lương phải được trả đầy đủ trực tiếp cho người Lao Động bằng tiền ít nhất một lần một tháng vào những ngày quy định. Tuy nhiên, những khoản thuế phát sinh từ thu nhập, bảo hiểm Lao Động, bảo hiểm y tế và những khoản khác theo thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được khấu trừ từ khoản lương này (điều 24 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Giờ, làm thêm, ngày thường và ngày nghỉ theo luật lao động
Nhà tuyển dụng phải tuân thủ thời gian làm việc được quy định theo luật là 8 tiếng một ngày, 40 tiếng một tuần (một số ngành nghề cụ thể không được làm quá 44 tiếng một tuần, người Lao Động được nghỉ ít nhất một ngày trong tuần, hay 4 ngày trong thời gian 4 tuần (điều 36 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Thời gian nghỉ giải lao giữa giờ làm việc
Nhà tuyển dụng không được quy định thời gian làm việc quá 8 tiếng một ngày, 40 tiếng một tuần (một số ngành nghề cụ thể không được làm quá 44 tiếng một tuần) (theo điều 32, điều 40 của Luật Lao Động tiêu chuẩn). Nhà tuyển dụng phải cho người Lao Động nghỉ ít nhất một ngày trong tuần, hay 4 ngày trong thời gian 4 tuần (điều 35 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Đối với giờ làm việc ngoài thời gian trên sẽ được tính là thời gian làm thêm và người Lao Động phải được trả thêm lương tính theo tỷ lệ 25% trở lên của thời gian làm việc bình thường trong những ngày làm việc trong tuần. Nếu người Lao Động phải làm thêm trong ngày nghỉ thì mức trả thêm này tối thiểu phải là 35%.
Thêm vào đó, thời gian làm thêm vào buổi đêm (sau 10 giờ tối đến 5 giờ sáng) sẽ được tính thêm 25% trở lên của thời gian làm việc bình thường trong những ngày làm việc trong tuần (điều 37 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Hoàn trả tiền đối với lao động gặp rủi ro
Khi một Lao Động nước ngoài chết hoặc từ chức khỏi công việc đang làm, nhà tuyển dụng phải hoàn trả tất cả các khoản tiền thuộc quyền sở hữu của người Lao động trong vòng 7 ngày theo yêu cầu của người có thẩm quyền. (Nhà tuyển dụng không được giữ hộ chiếu hay giấy chứng nhận đăng ký cư trú của người nước ngoài) (Điều 23 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Các kỳ nghỉ trong năm
Nhà tuyển dụng phải cho người Lao Động kỳ nghỉ phép hàng năm nếu người Lao động làm việc cho nhà tuyển dụng liên tục trong vòng 6 tháng, và đã làm việc 80% hay hơn của lượng thời gian làm việc thông thường vào các ngày thông thường trong tuần. (Số lượng ngày nghỉ trong năm phụ thuộc vào thời gian làm việc của người Lao Động tại công ty. Đối với năm đầu tiên phục vụ, thời gian nghỉ phép năm theo Luật được quy định là 10 ngày) (điều 39 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
Đảm bảo an toàn sức khỏe cho Lao Động
Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người Lao Động, nhà tuyển dụng phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tăng cường sức khỏe cho người Lao Động (như việc giáo dục an toàn sức khỏe Lao Động trong thời gian tuyển dụng), kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 năm 1 lần (điều 59, điều 66 của Luật an toàn sức khỏe và Lao Động công nghiệp).
2. An toàn lao động và vệ sinh lao động đối với thực tập sinh tại Nhật Bản
Một yếu tố đặc biệt quan trọng khiến Nhật Bản là thị trường lao động đầy tiềm năng, chiếm được cảm tình lớn từ người lao động Việt Nam chính là cách ứng xử văn minh của toàn xã hội Nhật. Mà trong đó, sự an toàn lao động được chính phủ quan tâm sâu sắc.
Lao động ở Nhật Bản được đánh giá là “an toàn số 1 thế giới”
Đó là một thực tế đã được khẳng định nhiều năm, qua nhiều bảng xếp hạng quốc tế. Bất chấp tốc độ tăng trưởng GDP thấp, tình trạng già hóa lực lượng lao động đang diễn ra, Nhật Bản vẫn vững vàng ở vị thế một quốc gia văn minh, nơi có số vụ tai nạn trong lao động thấp hàng đầu thế giới cũng như tỷ lệ tử vong và thương tật nặng trên tổng số vụ tai nạn là rất thấp, thường chỉ bằng 1/10 tỷ lệ trung bình của thế giới trong cùng thời điểm.
Không ngừng nỗ lực để cải thiện hơn nữa an toàn lao động
Thực tế, Nhật Bản trước năm 1973 không hề có tên trong các bảng xếp hạng TOP an toàn lao động của thế giới. Trong giai đoạn nền công nghiệp phát triển bùng nổ (những năm 50, 60 của thế kỷ trước), an toàn lao động tại nước Nhật chưa được quan tâm đúng mực.
Dẫn chứng là năm 1961, toàn Nhật Bản có tới 6.172 người chết vì tai nạn lao động, chiếm gần 21% trên tổng số các vụ tai nạn trong năm. Năm 1973, toàn bộ nước Nhật chuyển mình trong phong trào “Không tai nạn”. Từ 6.172 người chết năm 1961 giảm xuống còn 1.514 người chết năm 2005 và cho đến nay, con số này vẫn tiếp tục giảm sâu xuống còn một nửa năm 2015.
Toàn dân tham gia đảm bảo an toàn lao động
An toàn lao động ở Nhật Bản không phải trách nhiệm của Chính phủ, chủ các doanh nghiệp hay Nghiệp đoàn các thành phố mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Theo người Nhật, một xã hội an toàn mới tạo nên được môi trường làm việc an toàn, người dân văn minh trong đời sống thì cũng sẽ văn minh trong lao động.
Cụ thể, các lao động Việt Nam đã chia sẻ với CEO sự ấn tượng tuyệt đối trước muôn vàn các quy định liên quan tới công việc lẫn tác phong cư xử mà chủ xí nghiệp yêu cầu các bạn tuân thủ. Từ việc đổ rác trong sinh hoạt cho đến các thao tác công việc đều có những bộ quy tắc hướng dẫn vô cùng chi tiết.
Để đảm bảo an toàn thì không có quy định nào là thừa
Theo nghiên cứu của Nhật Bản, các nguyên nhân bất khả kháng chỉ có thể gây ra 1,1% số vụ tai nạn trong lao động. Mặt khác, 93,8% vụ tai nạn xảy ra do hành vi không an toàn của người lao động và 87,7% xảy ra vì điều kiện làm việc không an toàn. 82,6% các vụ tai nạn xảy ra do cả hai nguyên nhân trên cộng lại. Nghiên cứu trên chỉ ra rằng: tai nạn lao động hoàn toàn có thể được giảm thiểu triệt để nếu các yếu tố chủ quan được cải thiện. Mà cụ thể ở đây chính là điều kiện làm việc và hành vi của người lao động.
Theo quy định của Chính phủ Nhật Bản, mọi đơn vị và tổ chức sử dụng lao động, bất kể quy mô lớn hay nhỏ, ngành nghề sản xuất kinh doanh là gì, đều phải tuân thủ tuyệt đối các quy định chung về an toàn lao động do chính phủ đưa ra. Và tại Nhật Bản làm rất nghiêm và phạt rất nặng bất cứ vi phạm nào bị phát hiện có hành động sai trái.
Đối với thực tập sinh lao động tại Nhật Bản, HanoiLink luôn chú trọng đến đào tạo định hướng để học viên nắm vững những quy định về kỷ luật an toàn lao động đối với thực tập sinh tại Nhật Bản, giúp thực tập sinh được bảo vệ tối đa về quyền lợi khi làm việc tại Nhật Bản.