- Giới thiệu chung về đào tạo
-
Đào tạo tiếng Nhật
- Giới thiệu trung tâm đào tạo tiếng Nhật HANOILINK
- Phương pháp tự học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu
- 6 Bước tự học tiếng Nhật tại nhà
- Biết tất tần tật về số đếm trong tiếng Nhật qua bài này!
- 10 cách nói cảm ơn trong tiếng Nhật - Hanoilink
- Top 5 phần mềm học tiếng nhật cực đỉnh trên điện thoại
- Những câu hỏi phỏng vấn xin việc làm thêm tại nhật
- Cách học tiếng Nhật hiệu quả trước khi đi du học Nhật Bản
- Cách nói “lời xin lỗi” trong tiếng Nhật
- Cách chào tạm biệt trong tiếng Nhật Bản
- Phương pháp luyện nghe tiếng Nhật cho người mới bắt đầu
- Giao tiếp tại nơi làm thêm ở Nhật cho du học sinh
- Học bảng chữ cái tiếng Nhật như thế nào cho hiệu quả?
- Những mẫu câu giao tiếp khi đi mua sắm tại Nhật
- Những điểm cần lưu ý khi phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật
-
Đào tạo định hướng
- Giáo dục định hướng là gì?
- Định hướng giao tiếp, sinh hoạt khi sang Nhật
- Đào tạo 5S
- Đào tạo Ho-ren-so
- Đào tạo Rajio Taiso
- Bản sắc văn hóa Nhật Bản
- Các điều luật tại Việt Nam và nước tiếp nhận du học sinh, thực tập sinh
- Kỷ luật an toàn lao động và vệ sinh lao động
- Sử dụng phương tiện giao thông và mua bán tại Nhật
- Những vấn đề cần chủ động phòng ngừa
-
Video đào tạo
- Giờ luyện tập hội thoại trong Thư viện của học viên HanoiLink
- Học viên thực hành tình huống đến phòng khám tại Nhật Bản
- Học viên tại HanoiLink tự tổ chức giờ học tiếng Nhật
- Học viên Hanoilink thực hành phỏng vấn
- Học viên HanoiLink thực hành nói tiếng Nhật
- Thực hành giao tiếp của học viên Hanoilink (Tuần 30)
- Thực hành hội thoại của học viên Hanoilink (Tuần 34)
- Học viên Hanoilink thực hiện hội thoại ngắn theo chủ đề
- Thực hành hội thoại của học viên Hanoilink - đơn hàng lao động
- Thực hành hội thoại tuần 28 của học viên Hanoilink
- Thực hành hội thoại tuần 30 của học viên Hanoilink
- Thực hành hội thoại tuần 32 của học viên Hanoilink
- Học viên rèn luyện thể lực
- Giờ thực hành tiếng Nhật của học viên HanoiLink tại khuôn viên trường
- Thực hành hội thoại giữa học viên (tuần thứ 6)
Các điều luật tại Việt Nam và nước tiếp nhận du học sinh, thực tập sinh
08:58 27/12/2019
Đối với du học sinh hay thực tập sinh, chính phủ Nhật Bản có những điều luật tiếp nhận khác nhau. Để biết về khả năng phù hợp cũng như những quy định trong quá trình học tập và lao động tại đây, HanoiLink liên tục có những khóa đào tạo định hướng dành cho học viên.
1. Điều luật tiếp nhận du học sinh tại Nhật Bản
Pháp luật Nhật Bản yêu cầu đối với du học sinh phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
Quy định về độ tuổi
Du học sinh Nhật Bản không có bất cứ quy định nào về độ tuổi. Yêu cầu về độ tuổi là điều kiện do các trường đào tạo của Nhật đưa ra, chủ yếu trong khoảng 18 đến 30 tuổi.
- Từ 18 đến 24 tuổi: Đây là độ tuổi phù hợp với du học tiếng. Nhiều trường tiếng Nhật đồng ý nhận hồ sơ của các bạn trong độ tuổi này.
- Từ 24 đến 30 tuổi: Có rất nhiều trường Nhật ngữ liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn để cung cấp nhân lực có chuyên môn tương ứng. Chính vì thế, những bạn đã có bằng Cao đẳng, Đại học ở Việt Nam phù hợp với chương trình du học kỹ sư, có mong muốn sang Nhật học tiếng rồi chuyển sang visa kỹ sư, sẽ được những trường này ưu tiên nhận.
- Đối với những bạn từ 24 đến 30 tuổi không có bằng Cao đẳng, Đại học, học lực kém thì khó có khả năng đi du học Nhật Bản.
Quy định về tài chính
Ngoài hồ sơ du học, bạn cần chứng minh được khả năng tài chính gồm thu nhập của gia đình hàng năm và phải có sổ tiết kiệm gửi ngân hàng khoảng 500 triệu.
Quy định về hồ sơ
- Quy định về hồ sơ trong luật mới du học sinh Nhật Bản 2019 cần phải có đủ yếu tố sau:
- Dịch được tiếng Nhật chuẩn mực
- Hồ sơ trong sạch, nhất quán
- Trình bày được nguyện vọng, nêu rõ lý do vì sao muốn đi du học, đặc biệt là phải trung thực.
Quy định mới về thủ tục xuất nhập cảnh
Căn cứ vào chương trình và thời gian học của bạn tại Nhật mà phía cục Xuất nhập cảnh sẽ cấp tư cách lưu trú cho bạn tương ứng với thời gian bạn học tập tại Nhật Bản.
- Đối với những trường tiếng Nhật (không bao gồm các trường nghề): Thời hạn lưu trú là 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hay 1 năm 3 tháng.
- Đối với chương trình trao đổi sinh viên: Thường là 1 năm.
- Đối với những trường Đại học, Cao đẳng, Trường nghề: Thời hạn lưu trú là 4 năm 3 tháng, 4 năm, 3 năm 3 tháng, 2 năm 3 tháng, 2 năm, 1 năm 3 tháng, 6 tháng, hoặc 3 tháng.
Điều kiện du học Nhật Bản bậc Cao đẳng, Đại học
Nhật Bản là quốc gia có chính sách giáo dục tốt, để được sang Nhật du học bậc Cao đẳng, Đại học, bạn cần đáp ứng đầy đủ điều kiện sau:
- Độ tuổi: từ 18- 30 tuổi.
- Học lực: Tốt nghiệp và có bằng THPT, học lực trung bình khá trở lên.
- Trình độ tiếng Nhật: Tương đương N3 trở lên (Tùy vào trường và ngành học bạn mong muốn mà điều kiện học có thể thay đổi).
- Điều kiện quay trở lại Nhật Bản học tập: Những du học sinh từng du học Nhật Bản sẽ có thể quay lại Nhật học tập sau khi về nước 1 năm.
Quy định về thời gian học tập tại Nhật Bản
Mỗi năm, du học tiếng tại Nhật Bản sẽ có 4 kỳ nhập học đó là tháng 1, 4, 7 và 10. Kỳ tháng 4 và 10 là kỳ chính, kỳ tháng 1 và 7 là kỳ phụ.
- Kỳ học tháng 4 là dài nhất, thường kéo dài trong 2 năm
- Kỳ học tháng 7 là 1 năm 9 tháng.
- Kỳ học tháng 10 là 1 năm 6 tháng.
- Kỳ học tháng 1 là 1 năm 3 tháng.
Sau khi hoàn thành kỳ học tiếng, bạn có thể học lên cao hơn. Có thể lựa chọn các hệ tương ứng với thời gian học như sau:
- Hệ trung cấp, cao đẳng kéo dài 2 năm.
- Hệ đại học kéo dài 4 năm.
- Hệ Cao học 2 năm
- Du học kỹ sư có thể chuyển đổi visa sang kỹ sư sau khi hoàn thành chương trình học tiếng.
Điều luật mới cho du học sinh Nhật Bản về làm thêm
Trong quá trình du học tại Nhật Bản, nếu du học sinh có mong muốn đi làm thêm thì cần phải có đầy đủ điều kiện sau:
- Xin được giấy phép đi làm thêm. Khi đi xin việc hay sau khi được nhận vào làm cần xuất trình được giấy phép này.
- Giấy phép sẽ không còn giá trị khi thị thực hết hạn. Nếu về sau có gia hạn được visa thì bắt buộc xin lại giấy phép đi làm thêm.
- Số giờ làm thêm được quy định rất cụ thể: Ngày học bình thường thì tối đa 28h/tuần; ngày nghỉ và kỳ nghỉ dài có thể làm 8h/ngày.
- Không được làm việc tại những nơi nhạy cảm như vũ trường, quán bar, quán rượu, cơ sở kinh doanh liên quan tình dục… làm ảnh hưởng xấu tư cách đạo đức.
- Du học Nhật Bản với những quy định từ phía nhà trường cũng như nước Nhật quản lý nghiêm khắc và quy chuẩn, do vậy du học sinh cần lưu ý các vấn đề trên để đảm bảo việc học tập cũng như sinh hoạt trong suốt quá trình tại Nhật.
2. Điều luật đối với thực tập sinh tại Nhật Bản
Nhật Bản là một trong các thị trường có điều kiện việc làm và thu nhập tốt, được người lao động Việt Nam ưa thích. Tổng số TTS Việt Nam hiện đang thực tập tại Nhật Bản khoảng 126 nghìn người. Việt Nam vượt qua Trung Quốc trở thành nước có số lượng phái cử hàng năm và số TTS đang thực tập tại Nhật Bản đông nhất trong số 15 quốc gia phái cử. Số lượng thực tập sinh (TTS) hàng năm gia tăng nhanh chóng.
Pháp luật Nhật Bản yêu cầu đối với thực tập sinh:
- Độ tuổi từ 18-35 (Lưu ý: cũng có đơn hàng tuyển lao động đến độ tuổi 40).
- Trình độ học vấn: tốt nghiệp cấp II trở lên.
- Ngoại hình cân đối ( Nam: cao 1,60, nặng 50kg trở lên; Nữ: cao 1m50, nặng 40kg trở lên).
- Không mắc bệnh thuộc 13 nhóm bệnh không đủ điều kiện làm việc tại Nhật.
- Được chính phủ hoặc các tổ chức công tiến cử đi Nhật.
- Tham gia được khóa đào tạo tiếng Nhật trước khi xuất cảnh sang Nhật làm việc.
Chi phí xuất khẩu lao động tại Nhật
- Chi phí đi lao động tại Nhật Bản năm 2019 bao gồm:
- Phí khám sức khỏe
- Phí đào tạo tiếng Nhật trước và sau khi trúng tuyển
- Chi phí đào tạo tay nghề (nếu có)
- Tiền dịch vụ
Bên cạnh nhu cầu tiếp nhận TTS các ngành nghề vốn có, ngày 29/9/2017 phía Nhật Bản đã công bố chính thức Quyết định bổ sung ngành nghề Hộ lý vào danh mục các ngành nghề được thực tập kỹ năng 3 năm tại Nhật Bản. Chính sách mới của Nhật Bản về việc tiếp nhận người lao động nước ngoài với tư cách “kỹ năng đặc định”
Ngày 8/12/2018, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Luật Quản lý xuất nhập cảnh sửa đổi, trong đó có nội dung quy định về tư cách lưu trú mới là “kỹ năng đặc biệt”. Dự kiến sau khi dự thảo Luật nói trên được thông qua sẽ có các thông tin cụ thể về cơ chế tiếp nhận mới vào khoảng tháng 1/2019 và hướng tới bắt đầu triển khai từ tháng 4/2019.
Về cơ chế tiếp nhận nhân lực nước ngoài theo tư cách “kỹ năng đặc định” hiện đang được Quốc hội Nhật Bản xem xét theo phương hướng như sau:
Trường hợp có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết đủ để đáp ứng công việc được gọi là “kỹ năng đặc định số 1”; trường hợp đã thi đỗ kỳ thi được xác định là có tính chuyên môn cao và có thể đáp ứng công việc đòi hỏi kỹ năng điêu luyện hơn được cấp tư cách “kỹ năng đặc định 2”. Với tư cách “kỹ năng đặc định số 1”, giới hạn thời gian làm việc là 5 năm và không được bảo lãnh gia đình. Tuy nhiên, với tư cách “kỹ năng đặc định số 2”, người lao động có thể ở lại làm việc lâu dài và bảo lãnh gia đình cùng sang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.
Lĩnh vực tiếp nhận: hiện đang xem xét 14 ngành nghề sau: xây dựng, đóng tàu/ công nghiệp tàu thủy, nông nghiệp, hộ lý, lưu trú, sản xuất thực phẩm/ đồ uống, nhà hàng, ngư nghiệp, vệ sinh tòa nhà, công nghiệp rèn đúc, công nghiệp điện/ điện tử/ thông tin, bảo dưỡng/ sửa chữa ô tô và hàng không.
Đối tượng tiếp nhận:
- Từ 18 tuổi trở lên.
- Tiêu chuẩn kỹ năng: có kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để có thể làm việc ngay trong lĩnh vực tiếp nhận, xác nhận bằng kỳ thi do Bộ ngành chủ quản quy định.
- Tiêu chuẩn năng lực tiếng Nhật: có thể giao tiếp thông thường, về cơ bản có năng lực tiếng Nhật đủ cho sinh hoạt hàng ngày, xác nhận bằng kỳ thi nhằm đánh giá năng lực cần thiết cho mỗi lĩnh vực tiếp nhận.
Thực hiện kỳ thi đánh giá kỹ năng và năng lực tiếng Nhật: Chủ thể thực hiện kỳ thi là đoàn thể ngành của lĩnh vực tiếp nhận và Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (đối với kỳ thi tiếng Nhật). Tuy nhiên, hiện đang xem xét quyết định kỳ thi đánh giá kỹ năng và năng lực tiếng Nhật của người lao động theo từng lĩnh vực tiếp nhận sẽ được thực hiện ở Nhật Bản hay nước phái cử.
– Mức lương: Mức lương của lao động người nước ngoài tối thiểu bằng mức lương của người lao động Nhật ở cùng vị trí và được ghi rõ trong hợp đồng ký kết với người lao động đó.
– Chuyển việc: Cho phép chuyển việc trong lĩnh vực đã đề cập khi làm thủ tục nhập cảnh và đăng ký tư cách lưu trú (tuy nhiên cần có báo cáo và làm các thủ tục cần thiết khi chuyển việc).
Các điều luật về tiếp nhận du học sinh, thực tập sinh tại Nhật Bản học viên sẽ được nắm rõ trong khóa đào tạo định hướng của HanoiLink. Trung tâm luôn cam kết đảm bảo trang bị hành trang đầy đủ cho các em khi học tập và làm việc tại Nhật Bản.