- Giới thiệu chung về đào tạo
-
Đào tạo tiếng Nhật
- Giới thiệu trung tâm đào tạo tiếng Nhật HANOILINK
- Phương pháp tự học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu
- 6 Bước tự học tiếng Nhật tại nhà
- Biết tất tần tật về số đếm trong tiếng Nhật qua bài này!
- 10 cách nói cảm ơn trong tiếng Nhật - Hanoilink
- Top 5 phần mềm học tiếng nhật cực đỉnh trên điện thoại
- Những câu hỏi phỏng vấn xin việc làm thêm tại nhật
- Cách học tiếng Nhật hiệu quả trước khi đi du học Nhật Bản
- Cách nói “lời xin lỗi” trong tiếng Nhật
- Cách chào tạm biệt trong tiếng Nhật Bản
- Phương pháp luyện nghe tiếng Nhật cho người mới bắt đầu
- Giao tiếp tại nơi làm thêm ở Nhật cho du học sinh
- Học bảng chữ cái tiếng Nhật như thế nào cho hiệu quả?
- Những mẫu câu giao tiếp khi đi mua sắm tại Nhật
- Những điểm cần lưu ý khi phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật
-
Đào tạo định hướng
- Giáo dục định hướng là gì?
- Định hướng giao tiếp, sinh hoạt khi sang Nhật
- Đào tạo 5S
- Đào tạo Ho-ren-so
- Đào tạo Rajio Taiso
- Bản sắc văn hóa Nhật Bản
- Các điều luật tại Việt Nam và nước tiếp nhận du học sinh, thực tập sinh
- Kỷ luật an toàn lao động và vệ sinh lao động
- Sử dụng phương tiện giao thông và mua bán tại Nhật
- Những vấn đề cần chủ động phòng ngừa
-
Video đào tạo
- Giờ luyện tập hội thoại trong Thư viện của học viên HanoiLink
- Học viên thực hành tình huống đến phòng khám tại Nhật Bản
- Học viên tại HanoiLink tự tổ chức giờ học tiếng Nhật
- Học viên Hanoilink thực hành phỏng vấn
- Học viên HanoiLink thực hành nói tiếng Nhật
- Thực hành giao tiếp của học viên Hanoilink (Tuần 30)
- Thực hành hội thoại của học viên Hanoilink (Tuần 34)
- Học viên Hanoilink thực hiện hội thoại ngắn theo chủ đề
- Thực hành hội thoại của học viên Hanoilink - đơn hàng lao động
- Thực hành hội thoại tuần 28 của học viên Hanoilink
- Thực hành hội thoại tuần 30 của học viên Hanoilink
- Thực hành hội thoại tuần 32 của học viên Hanoilink
- Học viên rèn luyện thể lực
- Giờ thực hành tiếng Nhật của học viên HanoiLink tại khuôn viên trường
- Thực hành hội thoại giữa học viên (tuần thứ 6)
Những vấn đề cần chủ động phòng ngừa
08:50 27/12/2019
Trong thời gian học tập và lao động tại Nhật Bản nhiều khi học viên phải đối mặt với những tình huống bất ngờ, không được như mong muốn thậm chí là nguy hiểm. Chính vì thế, để có được kinh nghiệm giải quyết tốt nhất, hãy trang bị cho mình kiến thức để có thể xử lý tốt nhất.
Những tình huống có thể xảy ra và cách phòng tránh
Tình huống 1: Đề phòng tai nạn do điện, xử lý khi bị bỏng, chảy máu
Khi học tập và làm việc tại Nhật Bản, cần thật cẩn thận và chú ý tới tình huống đề phòng tai nạn do điện gây ra, xử lý kịp thời khi bị bỏng, chảy máu… Học viên cần lưu ý những điểm sau đây:
- Luôn luôn để tay khô ráo, tuyệt đối khi tay dính nước, tay ướt, tay cầm vật dụng bằng kim loại và chân tiếp xúc với nền nhà khi cắm ổ điện.
- Phải dùng bút thử điện khi kiểm tra điện.
- Không phơi đồ trên dây điện, không để hở các đầu đoạn dây điện, phải bọc băng dính hay nilon.
- Không để các đồ vật dễ cháy như gas, xăng, dầu, nhựa, giấy, bông, vải sợi… gần nơi có ổ phích cắm điện, dễ bị bắt lửa do chập điện.
- Cẩn thận khi rót, đặt, bê, vác đồ vật có nước sôi, dầu mỡ, hóa chất…
- Không bật lửa hay hút thuốc lá, đốt vàng mã gần nơi để xăng dầu.
- Trong nhà có hơi gas, phải mở cửa để thông gió, không bật lửa, dễ gây cháy nổ.
- Cẩn thận bật, tắt bếp ga, hệ thống dẫn ga, vì dễ gây cháy nổ do hơi ga bị rò rỉ.
- Cẩn thận khi sử dụng vật kim loại, thủy tinh.
Tình huống 2: Đề phòng xảy ra hỏa hoạn
- Tình huống hỏa hoạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nếu bạn bất cẩn. Vì thế mà những lưu ý dưới đây là điều cần thiết.
- Khi phát hiện có hỏa hoạn phải kêu to để báo cho mọi người xung quanh biết. Bình tĩnh bấm chuông báo động hoặc gọi điện thoại cứu hỏa 119 báo địa điểm xảy ra hỏa hoạn.
- Sử dụng bình cứu hỏa để ngăn không cho ngọn lửa lan ra xung quanh, tắt cầu dao để ngắt mạng điện.
- Bình tĩnh xem xét tình huống để có hành động xử lý phù hợp và kịp thời. Không được mở cửa sổ, cửa chính khi đang có đám cháy to.
- Không được chạy vào đám cháy để lấy đồ đạc quý khi có đám cháy to.
- Nếu bỏng nhẹ, phải nhanh chóng dùng nước lạnh để xả, sau đó chườm lạnh hoặc ngâm bằng nước lạnh khoảng 30 phút. Khi vết bỏng khô, nhớ không được làm vỡ nốt phồng rộp, sau đó dùng gạc, vải xô hoặc khăn mặt sạch phủ lên vết thương rồi nhanh chóng đến bệnh viện.
Tình huống 3: Xử lý khi bị tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông cũng là tình huống bạn không thể lường trước được khi học viên học tập và lao động tại Nhật Bản. Vì thế, nếu chẳng may, bạn bị rơi vào tình huống này bạn nên:
- Khi bị tai nạn giao thông trước hết phải xác minh được tên người gây tai nạn, địa chỉ, số điện thoại, số xe…
- Trong trường hợp không biết gì về người gây tai nạn, cần phải báo cảnh sát số máy 110 để xác định sự việc và địa điểm xảy ra.
- Nếu bị thương do tai nạn giao thông thì phải đến bệnh viện làm giấy khám bằng tên của chính mình. Đồng thời, nếu bản thân là người bị hại thì phải yêu cầu công ty bảo hiểm hoặc người gây tai nạn xác nhận hứa hẹn chi trả tiền viện phí.
- Hóa đơn về chi phí tiền khám chữa bệnh phải giữ cẩn thận.
Tình huống 4: Xử lý, ngăn ngừa dịch bệnh
Đề phòng ngăn ngừa dịch bệnh cũng là một trong những tình huống cần chủ động phòng ngừa. Vậy hãy luôn:
- Bảo vệ chính mình bằng thói quen giữ vệ sinh tốt như thường xuyên rửa tay, che miệng, che mũi khi bị ho hoặc hắt hơi, giữ nơi ở sạch sẽ và lưu thông không khí, duy trì thói quen kiểm tra nhiệt độ cơ thể thường xuyên.
- Nếu sốt trên 38 độ phải đeo khẩu trang và đi khám bệnh, tránh đến những nơi đông người, tránh đi các phương tiện giao thông công cộng, phải thông báo cho bác sĩ biết những nơi mình đã đi qua và những người mình đã tiếp xúc.
Tình huống 6: Phòng tránh các thảm họa thiên tai
Là đất nước liên tục hứng chịu thiên tai từ động đất, sóng thần cho đến những cơn bão từ Thái Bình Dương, người Nhật luôn trong tâm thế sẵn sàng để ứng phó với sự dữ dội của thảm họa thiên nhiên. Chính vì thế khi làm việc và học tập tại đây bạn cũng cần phải học cách thích nghi với hoàn cảnh nhé.
- Khi có bão, lụt không nên đi ra ngoài, thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để chuẩn bị cho việc phòng chống được chu đáo, chuẩn bị dự trữ lương thực, nước sạch, diêm và nến để phòng mất điện.
- Khi xảy ra động đất cần bình tĩnh và chạy ra ngoài, nếu không kịp nên chạy vào những chỗ như gầm cầu thang, gần cửa và lấy những vật mềm che chắn lên đầu, nếu bị kẹt trong đống đổ nát nên làm các động tác gây tiếng động báo mình ở đó.
- Nếu người lao động sống và làm việc gần biển, khi có động đất và có cảnh báo sóng thần phải sơ tán kịp thời đến vùng sâu đất liền, vùng đất cao, không được chủ quan.
Tình huống 7: Phòng chống xâm hại tình dục
Được biết đến là một quốc gia có luật pháp nghiêm minh thuộc top đầu thế giới. Nhưng đối với nữ giới khi học tập và lao động tại Nhật Bản, để bảo vệ bản thân một cách an toàn nhất, cần chủ động phòng chống xâm hại tình dục ở mọi lúc, mọi nơi:
- Nếu bị quấy rối tình dục thì cần phải thể hiện rõ thái độ không tán thành một cách mạnh mẽ; nếu việc từ chối không được tôn trọng thì cần làm đơn tố giác và khi đó cần ghi cụ thể ngày giờ, địa điểm, người nhìn thấy (nếu có), hành động của người đó và thái độ phản ứng của bản thân lúc đó.
- Nếu bị cưỡng hiếp thì cần để nguyên dấu vết và khẩn trương đến bệnh viện (khoa phụ sản) để khai báo và xin kiểm tra; khi đến bệnh viện cần phải nói thật về người gây án, địa điểm, thời gian, ngày giờ gây án, người nhìn thấy (nếu có), thái độ và diện mạo của kẻ gây án.
Tình huống 8: Phòng tránh ma túy, mại dâm, HIV, AIDS
Để chủ động phòng ngừa các tệ nạn xã hội tại Nhật Bản, bạn cần chú ý:
- Trong thời gian lao động tại Nhật Bản, nghiêm cấm người lao động hút, tiêm chích hoặc buôn bán, vận chuyển ma túy. Nếu bị phát hiện sẽ bị khởi tố hình sự và có thể bị tử hình.
- Việc sử dụng ma túy thường bắt đầu từ những thói quen xấu như nghiện hút thuốc lá, nghiện rượu bia, sau đó rất dễ bị lôi kéo sử dụng chất kích thích hoặc heroin. Những người muốn có cảm giác cuồng nhiệt này dễ trở nên nghiện ma túy. Do đó, cách tốt nhất để tránh nghiện là từ chối ngay từ đầu những thói quen xấu.
- Hãy thận trọng và nói không với ma túy, đừng để bị sa ngã vì tò mò và đừng bao giờ thử ma túy, đừng bao giờ nghĩ rằng “tôi có bản lĩnh vững vàng nên không bao giờ bị nghiện” mà thử ma túy. Ma túy hoàn toàn có hại cho sức khỏe, cuộc sống và phẩm giá của người lao động. Người lao động hãy tự trọng và có trách nhiệm với cuộc sống của mình.
- Hãy dùng cách tốt nhất để thư giãn những lúc căng thẳng như: nghe nhạc, xem phim, chuyện trò với bạn bè để giải tỏa những nỗi buồn, đừng bao giờ nghĩ tới ma túy.
- Hãy tránh xa những tụ điểm ăn chơi, luôn luôn cảnh giác ở những chỗ lạ, không nên nhận lời hút thuốc lá, uống nước hay ăn bất kỳ đồ ăn gì của người lạ mặt để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.
- Có một số thuốc chữa bệnh có chứa chất gây nghiện, vì vậy khi cần dùng người lao động phải nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Tình huống 9: Phòng chống những thủ đoạn lừa đảo, trộm cướp, bạo lực, lôi kéo bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm ăn phi pháp. - Ban đêm đi xa một mình không nên mang tiền hoặc trang sức quý trên người.
- Nếu kẻ trộm vào nhà thì phải báo cảnh sát theo số điện thoại quy định 110.
- Cho người khác vay hay giữ tiền/đồ quý nhớ viết giấy cam kết có xác nhận của cả hai bên. Phải báo với cảnh sát và yêu cầu cảnh sát giúp đỡ nếu bị thất thoát.
- Khi trộm đột nhập lấy đồ đạc quý phải giữ nguyên hiện trường và trình báo cho cảnh sát.
- Bị người khác đánh, phải giữ lại bằng chứng đến bệnh viện khám để lấy chứng thương hay chữa trị, nếu biết được lai lịch kẻ gây án thì cần khai báo cho cảnh sát.
Tất cả những tình huống trên đều đều được Hanoilink- Công ty cổ phần dịch vụ liên kết Hà Nội, một trong những địa chỉ, doanh nghiệp uy tín nhất trong việc cung ứng thực tập sinh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Tại Hanoilink, những tình huống này các học viên tại trung tâm đều được giáo viên giáo dục định hướng trong thời gian học tập tại trung tâm trước khi sang Nhật. Giúp học viên biết cách phòng ngừa tội phạm, tai nạn, thiên tai, biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân khi học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Những kiến thức cơ bản nhất học viên cần biết để phòng ngừa sẽ có trong chương trình đào tạo của Hanoilink. Hãy đến với Hanoilink để được trang bị một hành trang đầy đủ và vững vàng khi sang Nhật.
Xem thêm:
- Giáo dục định hướng cho du học sinh, thực tập sinh
- Các điều luật du học sinh, thực tập sinh sang Nhật cần biết
- Kỷ luật an toàn lao động và vệ sinh lao động