-
Tin Nhật Bản
- Những loại Visa Nhật Bản người lao động cần biết
- Những mặt hàng bị cấm mang sang Nhật Bản
- Tìm hiểu về vị trí địa lý, khí hậu của tỉnh Fukuoka Nhật Bản
- Những lễ hội pháo hoa tại Nhật Bản bạn không nên bỏ lỡ
- Những chiếc cổng trời Torii nổi tiếng của xứ Phù Tang
- Đồng Yên Nhật và những mệnh giá tiền hiện nay ở Nhật Bản
- Những địa danh bạn không thể bỏ lỡ khi sang Nhật
- Cùng khám phá 9 Vùng miền của đất nước Nhật Bản
- Đôi nét về vị trí địa ký, khí hậu của tỉnh Aichi Nhật Bản
- Tỉnh Miyagi Nhật Bản – Những điều cần biết về vùng đất này
- Những lễ hội mùa hè tại Nhật Bản mà bạn không thể bỏ qua
- Onsen là gì? những quy tắc thú vị cần nhớ khi tắm Onsen Nhật Bản
- Cách sử dụng xe buýt ở Nhật Bản – Điều thực tập sinh cần biết
- Khám phá 10 biểu tượng may mắn của người Nhật Bản
- Đôi nét về vị trí địa lý, khí hậu của tỉnh Iwate Nhật Bản
- Tin Việt Nam
- Hoạt động công ty
Khám phá lễ hội búp bê truyền thống tại Nhật Bản
07:22 18/07/2018
Nếu bạn đã từng đến đất nước Nhật Bản hay đam mê với văn hóa Nhật Bản chắc hẳn không xa lạ gì với những con búp bê. Nhưng bạn có biết người Nhật có cả một ngày lễ hội búp bê cho những con búp bê này không?
Lễ hội búp bê hay Hina matsuri, vào ngày 3 tháng 3, khi các gia đình có con gái bày một bộ búp bê tượng trưng cung đình xưa và uống rượu sake trắng ngọt đặc biệt để mừng ngày hội.
Nguồn gốc của Lễ hội búp bê được bắt nguồn từ trò chơi thời kì Heian của Nhật, trò chơi này có sử dụng búp bê, nhà búp bê và các một số mẫu vật phỏng theo cuộc sống cung đình. Trong thời kỳ Edo, các bộ sưu tập búp bê ngày càng kĩ lưỡng hơn, tỉ mỉ hơn, phát triển thành các bộ trưng bày gồm 3, 5 và 7 bậc có chiều cao hơn 1 mét. Rồi qua các thời kỳ, búp bê đứng nhường chỗ cho búp bê ngồi được đặt trên nền gỗ với những mấu quần áo trau chuốt…
Trong một bộ búp bê 7 bậc được che bằng vải đỏ, người ta sắp xếp theo thứ tự như sau: bộ trên cùng có thể là nhà búp bê tượng trưng cho cung điện nhưng thường mành vàng, có thể gập được, trang trí bằng các bức vẽ thông, mận hoặc tre. Trước mành có búp bê ngồi tượng trưng cho hoàng đế, mặc đồ tối màu, và hoàng hậu, mặc kimono đỏ 12 lớp. Ở bậc thứ 2 có 3 phu nhân triều đình. Dưới nữa là ban nhạc năm người gồm người hát, chơi trống và thổi sáo. Bậc thứ 4 có 2 vệ sĩ cùng bánh gạo với các lớp màu. Bậc thứ 5 là người dân thường đi dép trong nhà và cầm ô. Bậc thứ 6 là các loại đồ nội thất. Bậc cuối cùng là tiểu họa có thể vẽ hoa đào hay cây cam.
Giá của những bộ búp bê này không phải rẻ, giá này thay đổi từ $500 đến $5000 và thậm trí còn lớn hơn. Tùy theo kích thước, chất lượng quần áo, chất liệu làm búp bê và tên tuổi của nghệ nhân làm búp bê mà giá cả của những bộ búp bê này là khác nhau. Các bộ búp bê được bày ra khoảng 1 tuần trước ngày mùng 3 tháng 3, những đứa trẻ hay thích lắp ráp các con búp bê. Những con búp bê này chỉ để chiêm ngưỡng chứ không phải đồ chơi. Sau lễ hội búp bê thì búp bê lại được cất đi vì theo quan điểm của người Nhật búp bê ra quá lâu sẽ ảnh hưởng tới việc xin cưới của bé gái sau này.
Thật là một ngày hội thú vị phải không các bạn. Đây không chỉ là ngày hội dành cho búp bê đơn thuần mà nó còn thể hiện tình yêu của các bậc phụ huynh dành cho những cô con gái của mình. Hãy cùng tìm hiểu những nét đẹp của văn hóa Nhật khác nhé!