-
Tin Nhật Bản
- Những loại Visa Nhật Bản người lao động cần biết
- Những mặt hàng bị cấm mang sang Nhật Bản
- Tìm hiểu về vị trí địa lý, khí hậu của tỉnh Fukuoka Nhật Bản
- Những lễ hội pháo hoa tại Nhật Bản bạn không nên bỏ lỡ
- Những chiếc cổng trời Torii nổi tiếng của xứ Phù Tang
- Đồng Yên Nhật và những mệnh giá tiền hiện nay ở Nhật Bản
- Những địa danh bạn không thể bỏ lỡ khi sang Nhật
- Cùng khám phá 9 Vùng miền của đất nước Nhật Bản
- Đôi nét về vị trí địa ký, khí hậu của tỉnh Aichi Nhật Bản
- Tỉnh Miyagi Nhật Bản – Những điều cần biết về vùng đất này
- Những lễ hội mùa hè tại Nhật Bản mà bạn không thể bỏ qua
- Onsen là gì? những quy tắc thú vị cần nhớ khi tắm Onsen Nhật Bản
- Cách sử dụng xe buýt ở Nhật Bản – Điều thực tập sinh cần biết
- Khám phá 10 biểu tượng may mắn của người Nhật Bản
- Đôi nét về vị trí địa lý, khí hậu của tỉnh Iwate Nhật Bản
- Tin Việt Nam
- Hoạt động công ty
Khám phá trò chơi dân gian trong văn hóa Nhật
04:10 18/07/2018
Văn hóa Nhật là nền văn hóa truyền thống lâu đời được thể hiện trên nhiều khía cạnh của đời sống, trong đó có các trò chơi dân gian đã tồn tại từ xa xưa được cả trẻ em và người lớn yêu thích. Chúng ta cùng tìm hiểu những trò chơi dân gian nổi tiếng của Nhật được nhiều sinh viên đi du học Nhật Bản quan tâm nhất.
Trò chơi Kendama.
Trò chơi Kendama thực sự rất thú vị. Bạn hất trái cầu gỗ lên để nó rơi xuống cái đĩa nhỏ nhất, rồi cái lớn nhất, tiếp theo là cái trung bình. Sau đó tung trái cầu gỗ sao cho lỗ của nó vượt qua đầu cây trục nhọn. Kế tiếp thi xem ai là người nhanh nhất. Để thêm hấp dẫn, giữ trái cầu gỗ với lỗ ngửa mặt lên, rồi ném cái cán lên cao để đầu trục nhọn rơi vào lỗ. Nhìn các thao tác có vẻ đơn giản nhưng thật ra không đơn giản chút nào.
Hơn thế nữa người Nhật còn phát minh ra hơn 1000 các kỹ thuật khác nhau để chơi trò chơi này. Khi chơi trò này bạn có thể rèn luyện được sự khéo léo cho đôi tay, tính kiên trì và khả năng phản xạ. Trò chơi truyền thống này không chỉ mang đậm văn hóa Nhật mà còn là môn thể thao cạnh tranh với những giải đấu diễn ra trên đất nước Nhật Bản.
Trò chơi Koma
Trò chơi Koma có một vài nét tương đồng với chơi quay ở Việt Nam. Nó bắt nguồn từ Trung Quốc vào thời Edo (1603-1868) trò chơi này được phát triển mạnh và rất thịnh hành. Người chơi sẽ dùng dây để quật những con quay bằng gỗ hoặc bằng thép được gọi là Bei-goma trong một cái vòng và cố gắng để con quay của đối phương rơi ra khỏi vòng.
Trò chơi Ayatori
Ayatori là trò chơi dành cho các bé gái chơi nhiều hơn. Trò này chỉ cần dụng cụ rất đơn giản, một sợi dây dài khoảng 120cm được cột vào nhau. Sau đó người chơi sẽ tạo ra các hình khác nhau (ngôi sao, bông hoa,..) từ sợi dây qua việc thao tác các ngón tay để thắt hình. Với trò chơi Ayatori này bạn có thể chơi một mình hoặc cũng có thể chơi cùng người khác.
Khi tham gia tranh tài với nhau thì một người sẽ giữ sợi dây theo một hình cố định, người còn lại sẽ thắt một hình khác từ hình cố định mà họ tạo ra. Người nào phạm lỗi hoặc làm hư hình dự định tạo ra là người thua cuộc.
Trò chơi Hanetsuki
Trò chơi Hanetsuki tương tự như chơi cầu lông. Tuy nhiên quả cầu thì được làm từ một hạt gắn lông chim, còn vợt làm bằng gỗ trang trí những hình vẽ sinh động…Trò chơi này được rất nhiều các bé gái yêu thích.
Trò chơi Takoage
Trò chơi Takoage của Nhật Bản giống như trò thả diều ở Việt Nam. Người Nhật thường thả diều để chúc mừng sinh nhật cho các bé trai, theo văn hóa Nhật họ cho rằng con diều càng bay cao thì ước nguyện sẽ thành sự thật, em bé càng khôn lớn mạnh khỏe vì lời cầu xin đã đến các vị thần.
Từ xa xưa người Nhật cho rằng “việc hướng lên trời trong tiết lập xuân là một phương pháp dưỡng sinh” nên người ta cũng thường thả diều vào những ngày đầu xuân. Những con diều hình vuông được người Nhật làm bằng giấy dán trên khung tre và vẽ hình rất phong phú đa dạng.
Trò chơi Fukuwarai
Fukuwarai là trò chơi thú vị và vui nhộn không thể thiếu trong mùa xuân của người Nhật. Khi chơi trò này các bạn sẽ bị bịt mắt và được yêu cầu xếp mắt, mũi, miệng… lên một tờ giấy đã vẽ sẵn khuôn mặt. Mọi người xung quanh sẽ giúp đỡ người chơi bằng cách nói hướng dẫn người chơi. Và sau khi hoàn thành các bạn sẽ có được những khuôn mặt kỳ dị và khiến mọi người phải cười. Vì câu nói ‘nụ cười mang phúc thần vào nhà” nên trò chơi này thường được tổ chức vào những dịp lễ têt.
Ngày nay nhiều trò chơi mới được phát minh ra nhưng những trò chơi truyền thống vẫn giữ được sự thu hút riêng của nó. Đấy không chỉ là các trò chơi mà còn là văn hóa Nhật, con người Nhật!