1
Bạn cần hỗ trợ?

Đào tạo định hướng

TIN MỚI NHẤT

Bản sắc văn hóa Nhật Bản

08:12 27/12/2019

Quy tắc “nhập gia tùy tục”! Muốn học tập và làm việc ở Nhật học viên cần phải tìm về thói quen, phong cách sống và nền văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tại đất nước mặt trời mọc này. Cùng Hanoilink tìm hiểu về bản sắc văn hóa Nhật để các bạn hiểu hơn về đất nước Nhật trước khi sang học tập và làm việc nhé!

1. Phong tục trong cuộc sống thường nhật của người Nhật

Luôn luôn chào hỏi:

Người Nhật Bản rất coi trọng và để ý trong sự chào hỏi. Chào hỏi là hành động diễn ra thường xuyên trong sinh hoạt mỗi ngày, và nhất là trong các cuộc họp, buổi tiệc hay trong tất cả các dịp lễ hội. Thêm một điều đặc biệt khác là tại Nhật Bản người có địa vị thấp hoặc người trẻ tuổi hơn sẽ được chào hỏi trước.

Quy tắc xếp hàng ở mọi nơi:

Người Nhật đặc biệt coi trọng kỷ luật, dù bạn là ai làm công việc gì hay ở đâu, khi sử dụng dịch vụ công cộng nào bạn đều phải xếp hàng theo thứ tự. Không có hiện tượng chen lấn xô đẩy nhau khi vào cầu thang, lên tàu điện ngầm,…

Đặc biệt, khi cửa thang máy hay tàu điện ngầm mở, hành khách cần nhường đường cho hành khách ra hết rồi mình mới được bước vào theo lần lượt hàng đã xếp. Điều này nói lên rất rõ quy tắc sống của con người Nhật, sống và làm việc theo nguyên tắc.

Không đi giày vào trong nhà:

Khi đặt chân tới nước Nhật, các bạn hãy chú ý đến phong tục giày dép đi đúng nơi quy định. Giày dép đi ngoài đường được coi là những đồ không vệ sinh, cấm kỵ mang vào sử dụng trong nhà.

Người Nhật Bản luôn chú trọng việc xếp giày dép gọn gàng

Đặc biệt khi tới các khu vực linh thiêng mang tính tâm linh như đền, chùa ở Nhật, yêu cầu phải bỏ giày dép ra trước khi bước vào cửa. Các khu vực khác nhau sẽ sử dụng loại giày dép khác nhau mà các bạn nên biết.

Tới các công ty của Nhật làm việc, khi bước vào cửa bạn sẽ được hướng dẫn thay giày và sử dụng dép đi riêng trong nhà. Và nếu bạn sử dụng nhà vệ sinh, dép đi dành riêng trong khu vực toilet cũng được yêu cầu thay ngay trước cửa. Đồng thời cũng đừng quên đổi lại dép khi ra khỏi khu vực này. Và giày dép phải được xếp ngay ngắn thẳng hàng.

Hạn chế việc ăn uống khi đang đi đường:

Việc vừa đi vừa ăn uống là một thói quen xấu, con người nên tránh và tại Nhật Bản điều này cũng thế. Đây được coi là hành động không lịch sự và mất vệ sinh. Tại các quầy ăn nhanh dọc đường, các bạn có thể ăn tại chỗ rồi vứt rác vào đúng nơi quy định. Trên các phương tiện công cộng như tàu điện ngầm, xe buýt, càng không nên sử dụng đồ ăn nếu không không bị coi là thiếu văn hóa.

Dùng đũa ăn đúng cách:

Văn hóa ẩm thực và phong tục của mỗi quốc gia đều có sự khác nhau, và các bạn nên tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp. Và khi tới xứ sở mặt trời mọc ngồi vào bữa ăn cách sử dụng đũa cũng cần phải để ý và học cách dùng đũa đúng cách. Hành động gác đũa trên bát là điều đặc biệt cấm kỵ trong các bữa ăn, đó là ám chỉ có tang tóc không may mắn.

Hãy nên gác đầu đũa trên đồ kê trên bàn ăn. Trong phong tục của người Nhật Bản, khi có ai đó gắp thức ăn cho bạn, bạn không được đưa đũa của mình ra nhận trực tiếp (động tác nối đũa). Mà thay vào đó là đưa bát của mình lên đón nhận, sau đó mới dùng đũa của mình đưa lên miệng. Điều này thể hiện bạn tôn trọng họ cũng như văn hóa của Nhật Bản.

Không xăm hình:

Người Nhật Bản liên tưởng việc xăm hình trên người thể hiện người đó có quan hệ với những băng đảng trong xã hội và tạo ấn tượng không tốt với người đối diện. Do vậy, đối với những người chuẩn bị sang Nhật nên tránh xăm trổ trước khi đặt chân tới nước này. Cũng thấy rất rõ khi người lao động được tuyển dụng sang Nhật làm việc, các công ty xuất khẩu lao động yêu cầu kiểm tra hình xăm rất khắt khe tại những bệnh viện uy tín được chỉ định.

Không gây ồn ào nơi công cộng:

Ở những nơi công cộng hoặc trên tàu điện ngầm, các bạn bắt gặp nhiều hình ảnh người Nhật ngồi chăm chú đọc sách hay giữ yên lặng. Họ luôn tôn trọng không khí của mọi người xung quanh, không để cá nhân ảnh hưởng đến mọi người. Nếu ai đó có việc bắt buộc sử dụng điện thoại trên các phương tiện công cộng, vui lòng hãy nói vừa đủ nghe và ngắn gọn. Và nếu có thể hãy di chuyển đến khu vực ít người nhất để nghe hoặc gọi. Đây là quy tắc sống tôn trọng bản thân, tôn trọng những người xung quanh mình.

Luôn nhận và đưa đồ bằng 2 tay:

Tại Nhật Bản khi bạn đưa đồ gì đó cho ai và nhận đồ từ một người khác cần sử dụng 2 tay khi đưa hay nhận đồ. Đặc biệt trẻ em tại đất nước này được gia đình cũng như trường học giáo dục từ nhỏ, tạo nên ý thức kĩ năng sống tốt cho người dân Nhật Bản.

Tránh “tip” tiền cho nhân viên bồi bàn:

Điều tối kỵ áp dụng tại Nhật Bản là các bạn không “tip” tiền cho nhân viên bồi bàn trong các nhà hàng khách sạn. Tục lệ này ở Nhật được đánh giá là bạn đang coi thường họ và không được chào đón.

Không được xì mũi ở nơi công cộng

Hành động xì mũi ở nơi công cộng luôn được xem là bất lịch sự dù ở bất kì nơi đâu và điều này lại càng khắt khe khi ở Nhật. Hãy đến nhà vệ sinh hay các nơi tương tự để làm những việc như vậy nhé.

Nghiêm cấm tuyệt đối không chỉ trỏ ở bất cứ nơi đâu

Việc bạn giơ tay chỉ trỏ mọi thứ dù không mang mục đích gì thì bạn cũng sẽ bị đánh giá là hành động thiếu văn hóa và thô lỗ. Thay vì dùng ngón tay để chỉ, người dân Nhật Bản thường dùng bàn tay vẫy nhẹ đến vật mà họ muốn đề cập. Nếu muốn dùng tay để nói về bản thân mình, họ sẽ lấy ngón trỏ chạm vào mũi.

2. Một số nét văn hóa truyền thống

Khi tiếp cận với một quốc gia có nét văn hóa khác, con người cần có một thời gian ngắn để thích nghi. Một số nét văn hóa trên đất nước Nhật cần lưu ý tới là:

Văn hóa đọc sách:

Khác với một số quốc gia, Nhật Bản coi trọng việc đọc sách báo giấy. Bạn có thể thấy hình ảnh này ở nhiều nơi như trên tàu điện ngầm, công viên, xe buýt. Họ đọc sách ở mọi nơi mọi lúc có thể để nâng cao giá trị tri thức của mình. Đó cũng là lý do lý giải cho cả thế giới biết, vì sao Nhật Bản vươn lên tầm cao thành cường quốc mạnh trong thời gian ngắn như vậy. Ý thức của người Nhật được giáo dục mang lại giá trị to lớn để góp phần phát triển quốc gia họ.

Văn hóa trà đạo:

Trong khu vực Châu Á, một số nước cũng có nét văn hóa tương đồng với thưởng thức trà đạo như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Nói về đất nước Nhật, văn hóa này có từ thế kỷ 12 và đang được gìn giữ tới ngày nay. Bất kể ai khi đặt chân tới Nhật chưa được thưởng thức trà đạo là một thiếu sót. Văn hóa trà đạo mang lại giá trị tinh thần và hướng con người tới 4 chữ : hòa, kính, thanh, tịch. Ở đây, “hòa” là hòa bình, còn “kính” chỉ sự tôn kính với bề trên người lớn tuổi, “thanh” ám chỉ sự thanh khiết, tịch nói lên sự an nhàn.

Uống rượu Sake:

Rượu Sake có bắt nguồn từ Phù Tang là tên cổ của Nhật Bản. Trước đây, loại rượu này chỉ sử dụng cho tầng lớp hoàng gia, nhưng đến nay nó đã phổ biến cho toàn dân người Nhật Bản sử dụng. Loại rượu đặc trưng này có thể uống trong mùa đông ( hâm nóng) hoặc mùa hè ( để mát hay lạnh).

Theo văn hóa của người Nhật, uống Sake để trừ tà khí. Có 2 loại rượu Sake riêng biệt dành riêng cho nam giới và nữ giới. Đặc biệt hơn nữa, khi thưởng thức rượu Sake, sẽ có loại chén riêng bằng gỗ hoặc sứ. Và đó cũng là nét riêng trong văn hóa uống Sake của đất nước Nhật Bản.

Trang phục truyền thống Kimono:

Nói tới Nhật Bản là nhắc tới trang phục Kimono hầu hết mọi người đều biết. Có lẽ đây là trang phục cổ mà đến giờ người Nhật vẫn ưa chuộng sử dụng nhiều trong các lễ hội truyền thống. Khi mặc áo Kimono, người Nhật kết hợp đi guốc gỗ và đeo tất màu trắng. Màu sắc trang phục Kimono sặc sỡ rất bắt mắt, theo đó là nguyên tắc mặc rất cầu kỳ để phù hợp với từng loại lễ hội. Nhìn vào cách mặc trang phục truyền thống Kimono, người Nhật có thể đoán được là người đang mặc đã có gia đình hay chưa, người đó tham dự lễ nghi gì.

3. Học viên Hanoilink được tìm hiểu văn hóa Nhật trước khi sang học tập và làm việc

Học viên của Hanoilink được đào tạo bài bản để dễ dàng hòa nhập với văn hóa Nhật Bản

Quả thật, đất nước Nhật Bản có nhiều phong tục tập quán và nét văn hóa đặc trưng. Những điều này mang lại giá trị lớn về bản sắc dân tộc, tạo lên thương hiệu của một quốc gia. Và tất cả những điểm nổi bật đó khiến không chỉ những du khách đến Nhật, mà cả những người sẽ học tập và lao động sang Nhật Bản cần tìm hiểu nhiều hơn.

Công ty cổ phần dịch vụ liên kết Hà Nội (Hanoilink) là một trong những địa chỉ uy tín trong lĩnh vực tư vấn du học, tư vấn xuất khẩu lao động tại Hà Nội. Học viên tại trung tâm không chỉ được học Tiếng Nhật, mà còn được tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng của người Nhật, dễ dàng hòa nhập khi đặt chân tới Nhật Bản.

Xem thêm:

 

Facebook Comments Box
0971858022